Những cách chế biến hải sản khô chất lượng

Từ xưa, dân gian đã biết cách chế biến hải sản khô thành nguồn thực phẩm dữ trữ, có thể để trong thời gian dài mà không lo hư hỏng. Đến nay, hải sản phơi sấy khô không chỉ để ăn dần mà còn là một trong những loại thức ăn được ưa chuộng tại nhiều nơi. Dưới đây là những cách chế biến hải sản khô chất lượng.

Cách chọn hải sản để chế biến thành thực phẩm khô

Một gian hàng hải sản khô đẹp

Một gian hàng hải sản khô đẹp

Công đoạn đầu tiên trong chế biến hải sản khô là lựa chọn nguyên liệu chất lượng. Theo đó, mỗi loại hải sản lại có một cách chọn lựa riêng.

* Đối với cá

– Vảy cá xếp đều, không bong tróc.

– Mắt cá trong, không bị đục hay lồi ra ngoài.

– Mang cá khép chặt, màu hồng tươi.

– Mùi tanh nhưng không hôi thối, thịt cá không mềm nhũn.

* Đối với mực

– Mực nguyên con, không mất đầu.

– Còn lớp màng tím bên ngoài, thịt cứng dai, không mềm nhũn.

* Đối với tôm

– Chọn tôm còn nguyên các bộ phận.

– Phần thịt mềm dẻo, không bị nhũn khi sờ.

Sau khi chọn được nguyên liệu cần thiết, bạn bắt tay vào chế biến thành thực phẩm khô. Theo đó, tùy thuộc vào từng loại hải sản hoặc ý muốn sử dụng như thế nào mà có những cách chế biến khác nhau.

Cách chế biến hải sản khô

Món cá khô nhìn thật hấp dẫn phải không nào :D

Món cá khô nhìn thật hấp dẫn phải không nào ?

Thông thường, hải sản khô được chế biến theo dạng phơi nắng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng loại hải sản mà có những cách phơi khác nhau. Bên cạnh đó, cách chế biến trước khi phơi khô ở từng loại hải sản cũng trở nên riêng biệt. Dưới đây là một số cách chế biến hải sản khô thường gặp:

* Cách chế biến cá khô

Ngư dân thường sơ chế cá trước khi phơi khô. Cách sơ chế như sau:

– Bước 1: Đánh vảy, dùng dao rạch từ bụng cá sao cho thân cá chia thành hai nửa giống nhau và dính tại phần sống lưng, bỏ hết phần mang cũng như ruột, rửa thật sạch.

– Bước 2: Ướp cá với muối. Tại một số vùng ven biển, người ta còn cho ớt vào ướp chung với cá. Tùy thuộc vào loại cá mà xác định lượng muối cũng như thời gian ướp là khác nhau.

Thời gian phơi cá thích hợp nhất là mùa thu. Lúc này, cá chủ yếu khô do gió nên “dầu dầu”, vừa giữ được độ mềm dẻo lại có thể bảo quản trong thời gian dài. Theo ngư dân, mỗi loại cá có thời gian phơi khác nhau. Do đó, cá khô ngon thường do những người có kinh nghiệm phơi sấy.

* Cách chế biến mực khô

Món mực khô chất lượng tốt

Món mực khô chất lượng tốt

Sau khi chọn được mực ngon, người ta sơ chế bằng cách loại bỏ hết nội tạng và trứng, chỉ giữ lại phần mình, đầu và râu. Sau đó, mực được đưa ra phơi nắng.

Tùy theo mục đích sử dụng mà mực khô được phơi 1 nắng hay nhiều nắng. Nếu có ý định dùng sớm, tốt nhất là bạn chỉ nên phơi 1 nắng để giữ lại độ giòn của mực. Tuy nhiên, nếu muốn bảo quản lâu, bạn nên phơi mực qua nhiều nắng.

Mực khô được bảo quản trong ngăn tủ đá với nhiệt độ thích hợp khoảng – 18 độ C. Hơn nữa, người dùng lưu ý chỉ nên sử dụng mực trong vòng 4 tháng. Nếu quá thời gian này, tốt nhất là không nên dùng nữa.

* Cách chế biến tôm khô

Ngư dân có hai cách chế biến tôm khô đơn giản. Đó là phơi nguyên vỏ hoặc đã lột bỏ vỏ. Tuy nhiên, loại tôm khô đã được lột bỏ vỏ được người tiêu dùng ưa chuộng nhiều hơn. Cách làm như sau:

– Bước 1: Rửa sạch tôm, ướp gia vị.

– Bước 2: Chần tôm qua nước sôi, vớt ra, để ráo, lột vỏ, rút chỉ đen.

– Bước 3: Tiến hành phơi tôm dưới nắng, khi nào khô thì đóng vào bọc, bảo quản trong tủ lạnh.

Trên đây là những cách chế biến hải sản khô chất lượng. Bạn có thể tự mua nguyên liệu về và chế biến hải sản khô theo ý của mình. Sau khi chế biến, bạn nên bảo quản hải sản khô trong ngăn đá tủ lạnh với nhiệt độ thích hợp. Chúc các bạn thành công!

0888 99 02 99 (Từ 8h-20h hàng ngày)
Gọi miễn phí
Gọi miễn phí